This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Pascal 18


Đây là những bài tập không bắt buộc các em phải làm  (vì dễ  bị  ...đau   ..... đầu). Nhưng khuyến khích.......làm nếu đã làm được các bài Pascal trước đó
Chú ý: Không kiếm lời giải trên Google  nha

Bài 1:
Lớp của Bờm tuy không phải là lớp chuyên nhưng phong trào học Toán – Tin rất sôi động. Thầy giáo của Bờm rất tâm huyết, luôn tìm các bài toán hay, mới, lạ, đặc biệt là bài toán quy luật để dạy trò. Một hôm, thầy giáo đến lớp thật sớm trước tiết toán, viết lên bảng một dãy có quy luật sau:
42 à 1,  1337 à 0, 669 à 3, 1882 à 4, 688 à 5, 12345 à 1, 123 à 0, 456 à 2, 789 à 3. Và thầy đố cả lớp rằng: 45678 à ?
Bằng một cái đầu rất nhạy bén Toán Tin, nhất là những bài toán Tin logic, Bờm đã kiếm được lời giải trên … Google ngay khi về đến nhà. Chật vật một hồi, cậu đã tìm ra quy luật của bài toán: chuyển số “lỗ hổng” trong các chữ số của số đã cho và biểu diễn chúng (không có chữ số 0 ở đầu). Chữ số 1, 2, 3, 5 và 7 không có lỗ hổng nào; các chữ số 0, 4, 6, 9 có một “lỗ hổng” và đặc biệt chữ số 8 có đến 2 lỗ hổng. Hôm sau Bờm rất tự tin mở rộng bài toán bằng cách thêm vào một vài số nữa đến đố bạn các lớp bên cạnh. Bạn đọc hãy giúp các bạn ấy giải bài này để Bờm không được dịp “kiêu” nhé.
Dữ liệu vào : -gồm một số nguyên duy nhất n (1 <= n <=1000000)

Dữ liệu ra: In ra màn hình một số nguyên duy nhất là số lỗ hổng của số đã cho.
Ví dụ:
Input
Output
42
1
669
3
456
2
45678
4

Bài 2:

      B            Chữ số thứ N

Khi viết các số tự nhiên tăng dần từ 1, 2, 3,… liên tiếp nhau, ta nhận được một dãy các chữ số thập phân vô hạn, ví dụ: 1234567891011121314151617181920...
Yêu cầu: Hãy tìm chữ số thứ N của dãy số vô hạn trên.

Dữ liệu vào: gồm một số dòng, mỗi dòng ghi một số nguyên dương N (N<109).
Kết quả ra: với mỗi số N, ghi trên dòng tương ứng chữ số thứ N của dãy.

Ví dụ                 
Input
Output
5
10
54
5
1
3


      B               Bài 3: Dãy con tổng bằng 0

Cho dãy số nguyên a=(a1, a2, .... , an),1 ≤ n ≤ 10000,-10000 ≤ ai  ≤ 10000
Hãy tìm 1 dãy đoạn dài nhất gồm các phần tử liên tiếp trong dãy a có tổng bằng 0.
Input
·       Dòng 1 chứa số n
·       Dòng 2 chứa n số a1, a2, ... , an theo đúng thứ tự cách nhau ít nhất 1 dấu cách
Output: 2 số là số thứ tự của phần tử đầu tiên và phần tử cuối cùng của dãy liên tiếp có tổng bằng 0. Nếu có nhiều đoạn, xuất đoạn đầu tiên tìm được.
Ví dụ
Input
Output
9
2 7 5 -3 -2 4 -9 -2 -1
2 8


Bài 4
Số đối xứng là số có thể viết từ trái sang phải hay viết từ phải sang trái các chữ số của nó ta vẫn được chính nó, ví dụ các số 363, 1221, 474 là số đối xứng. Có một số x ta lấy các chữ số từ phải qua trái của nó viết lại theo thứ tự từ trái qua phải ta thu được một số mới k, số k gọi là số đảo của số x. Ví dụ x=123 thì k=321; x=130 thì k=031 (giá trị thực của k=31 vì số 0 đầu không có nghĩa).
Cho một số nguyên dương n, qua phép biến đổi sau đây ta luôn thu được một số đối xứng: Lấy số n cộng với số đảo của nó thu được tổng là n1, nếu n1 chưa là số đối xứng thì tiếp tục lấy n1 cộng với số đảo của n1 thu được tổng n2 và tiếp tục làm như vậy đến khi nhận được số đối xứng.
Input :số nguyên dương n ( 10< N ≤ 65000)

Output in ra số đối xứng thu được qua phép biến đổi trên và số lần biến đổi để thu được số đối xứng.
Ví dụ:
input
output
Giải thích

157
8888
3


Chú ý 2: Tất cả các bài trên đều có thể sử dụng các kiến thức đã học để giải

lịch học thứ 2

Sáng thứ 2 học lúc 8 giờ. không học buổi tối

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Thông Báo Lịch Học

Các em sẽ tập trung học bồi vào sáng thứ 7 tuần này (29/12) vào lúc 8 giờ sáng nhé! Học Pascal

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Pascal 17


Bài 1: Cho số nguyên dương N (N<1010). Hãy in ra biểu diễn số N bởi tích của các số nguyên tố.
Ví dụ:
Input
Output
100
2 2 5 5
101
101
126
2 3 3 7
1000
2 2 2 5 5 5
2011
2011
65535
3 5 17 257

Bài 2:
Cho dãy số nguyên gồm N số
a.     Tìm giá trị nhỏ nhất (u) và giá trị lớn nhất (v) trong dãy
b.     In ra các số nguyên trên đoạn từ u đến v không có trong dãy.
Input: Tệp văn bản TIMSO.INP
-        Dòng thứ nhất gồm 1 số N là số phần tử của dãy (N £ 100)
-        Dòng thứ hai có N số nguyên
Output: Tệp văn bản TIMSO.OUT
-        Dòng thứ nhất 2 giá trị u và v
-        Dòng thứ hai là các số nguyên trên đoạn từ u đến v không có trong dãy đã cho.
Ví dụ:
Input
Output
5
4 9 11 2 5
2  11
3 6 7 8 10



Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Pascal 16


Bài 4: (CB)
Hai số a và b được gọi là cặp số bạn bè nếu thỏa mãn 2 điều kiện
-Tổng các ước thực sự của a bằng b
-Tổng ước thực sự của b bằng a
Ví dụ: tổng ước thực sự của 220=284, tổng ước thực sự của 284=220
Nên 220 và 284 là cặp số bạn bè
Viết chương trình kiểm tra 2 số a và b có là cặp số bạn bè không?
Input (banbe.inp): gồm hai số nguyên a và b
Output (banbe.out): ghi yes nếu là cặp bạn bè, ngược lại ghi no
Input
Output
220 284
yes

Bài 5:
Hai số a và b được gọi là cặp số bạn bè nếu thỏa mãn 2 điều kiện
-Tổng các ước thực sự của a bằng b
-Tổng ước thực sự của b bằng a
Ví dụ: tổng ước thực sự của 220=284, tổng ước thực sự của 284=220
Nên 220 và 284 là cặp số bạn bè
Viết chương trình in ra các cặp số bạn bè mà số lớn nhất của mỗi cặp <n?
Input (banbe.inp): gồm số nguyên n
Output (banbe.out): ghi ra các cặp số bạn bè, mỗi cặp ghi trên 1 dòng
Input
Output
3000
220 284
1184 1210
2620 2924

Bài 6: Cho dãy n số nguyên. Hỏi có thể cắt dãy trên thành 2 phần có tổng bằng nhau được không?
Input (catmang.inp): gồm
-Dòng 1: số nguyên n
-dòng 2: ghi n số nguyên trong dãy
Output (catmang.out): gồm 2 dòng
Dòng 1: ghi yes nếu là cắt được, ngược lại ghi no
Dòng 2: ghi tổng của mỗi phần. Nếu không cắt được ghi 0
Input
output
5
2 8 1 7 2
yes
10
5
2 1 2 7 8
no
0


Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Pascal 15




Bài 2:
tính s=1+22+32+42+…+n2
Input: số nguyên dương n< 109
Output: tổng s
Input
Output
3
14




Bài 3:
Rút gọn phân số
Input: hai số nguyên a và b lần lượt là tử số và mẫu số
Output: phân số được rút gọn
Input
Output
5 10
1/2




Bài 5:
Cho dãy n số nguyên. Hãy in ra các số nguyên tố có trong dãy.
Input: gồm
-dòng đầu: số nguyên dương n (n<109)
-dòng sau: ghi n số nguyên trong dãy. Mỗi số không vượt quá 106
Output: ghi ra các số nguyên tố trong dãy. Nếu dãy không có số nguyên tố có ghi số 0

Input
Output
5
8 3 9 11 10
3 11





Bài 6: Bờm được Phú Ông thuê làm công a tuần. Phú Ông trả công cho Bờm như sau: Ngày 1 trả 1 đồng, ngày 2 trả 2 đồng, ngày 3 trả 4 đồng, ngày 4 trả 8 đồng,… (ngày sau trả gấp đôi ngày trước). Hãy tính số tiền công Bờm nhận được
Input: gồm 1 dòng ghi số nguyên a
Output: ghi ra số tiền bờm nhận được

Input
Output
1
127



Bài 7:

Nguyên tố cùng nhau NTCN

Hai số nguyên tố cùng nhau có UCLN là 1. Viết chương kiểm tra 2 số nguyên dương a, b có nguyên tổ cùng nhau.
Ví dụ:
Input
Output
Giải thích
3 5
True

2 4
False
Vì UCLN = 2

 

Bài 8: Số nguyên tố rút gọn RUTGON

Số nguyên tố rút gọn của một số tự nhiên n chính là tổng các ước nguyên tố của n.
Ví dụ: n=252=2.2.3.3.7 (n có 3 ước nguyên tố là 2, 3 và 7)
Số nguyên tố rút gọn của n là 2+3+7=12
Yêu cầu: Cho 3 số nguyên n, a, b. In ra các số có cùng số nguyên tố rút gọn với n trong đoạn a đến b và số lượng các số tìm được.
Input: 3 số n, a, b không vượt quá 10000 (a<b)
Output: số lượng số có cùng số nguyên tố rút gọn với n trong đoạn từ a đến b
Ví dụ:
Input
Output
252 1 200
6

Bài 9: Số nguyên tố tương đương NTTD
Hai số tự nhiên được gọi là Nguyên tố tương đương nếu chúng có chung các ước số nguyên tố.
Yêu cầu: Cho trước hai số tự nhiên N, M. Hãy viết chương trình kiểm tra xem các số này có là nguyên tố tương đương với nhau hay không.
Input: Số nguyên dương N, M (2 ≤ N ≤ 109)
Output: xuất ‘true’ nếu tương đương, ngược lại xuất ‘false’
Giải thích: cùng có các ước nguyên tố là 3 và 5.
Ví dụ:
Input
Output
75 15
true


Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Pascal 14



Bài 3 (CB)
Cho xâu s. Hỏi có bao nhiêu số trong xâu s
Input (tong.inp): gồm một dòng ghi một xâu không quá 255 kí tự (xâu này phải có cả chữ lẫn số và không có 2 số cạnh nhau)
Output (tong.out): ghi số lượng các số trong xâu
Input
Output
k7fxlc8v2t4a6m2H
6




Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Ví dụ về chương trình con (có cấu trúc)


const
   fin='test.inp';   fon='test.out';
   maxmn=1000;maxn=1000;
   vc=maxlongint;

var
   cs:array[0..9] of string;
   n,d:longint;
procedure nhap;
var i:Longint;s:string; c:char;
begin
d:=-1;s:='';
while not eoln do
   begin
   read(c);
   if c<>' ' then s:=s+c
   else
      begin inc(d);cs[d]:=s;s:=''; end;
   end;
end;

function doccs(x:longint):string;
var max:string;
begin
max:=cs[x mod 10];
while x>0 do
   begin
   if cs[x mod 10]>max then max:=cs[x mod 10];
   x:=x div 10;
   end;
exit(max);
end;

procedure xuli;
var s,i,x:longint;
begin
read(n);
for i:=1 to n do
   begin
   read(x);
   writeln(doccs(x));
   end;
end;

begin
assign(input,fin);reset(input);
assign(output,fon);rewrite(output);
nhap;
xuli;
close(input);close(output);
end.