This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Bài tập Pascal 9



1/ Viết chương trình tính tổng các số nguyên từ m đến n. Với m, n nguyên dương nhập từ bàn phím
ví dụ:
m=2
n=6
tong=20
2/ Viết chương trình tính tích các số nguyên từ 1đến n. Với n nguyên dương nhập từ bàn phím
ví dụ:
n=6
tich=720
3/ Viết chương trình tính xy
  Với x, y nguyên dương nhập từ bàn phím
 ví dụ:


x=2
y=4
x^y=16


4/ Viết chương trình tính s=1+1/2+1/3+…+1/n. Với n nguyên dương nhập từ bàn phím
Bài 5: Hai số tạo thành một cặp số thân thiết khi chúng tuân theo quy luật: Số này bằng tổng tất cả các ước thật sự của số kia (trừ chính số đó) và ngược lại. Cặp số thân thiện đầu tiên được tim ra, và cũng được chứng minh là cặp "số thân thiết" nhỏ nhất, là cặp số: 220 và 284. Hãy thử phân tích một chút: Số 220  có 11 ước số thật sự là 1, 2, 4, 5, 10, 11, 20, 22, 44, 55 và 110. Tổng của 11 ước số này vừa đúng bằng 284. Ngược lại, số 284 có 5 ước thật sự là: 1, 2, 4, 71, 142, tổng của chúng cũng vừa đúng bằng 220.
Thế kỷ 17, nhà toán học Pháp Fecma tìm ra cặp "số thân thiết" thứ hai là: 17296 và 18416. Cũng thời điểm ấy, một nhà toán học Pháp khác tìm ra cặp số thứ ba là: 9363544 và 9437056. Điều khiến người ta kinh ngạc nhất là nhà toán học Thuỵ Sỹ nổi tiếng Ơ-le vào năm 1750 đã công bố một lúc 60 cặp số thân thiết. Giới toán học được một phen kinh hoàng, họ cho rằng " Ơ-le đã tìm ra hết cả rồi". Nhưng không ngờ, một thế kỷ sau, một thanh niên nước Ý mới 16 tuổi tên là Baconi đã công bố một cặp số thân thiết vào năm 1866, nó chỉ lớn hơn 220 và 284 một chút, đó là cặp số 1184 và 1210. Những nhà toán học lớn trước đó đã tìm ra chúng, để cho cặp số chẳng mấy lớn này dễ dàng qua mặt.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà toán học bằng máy tính đã kiểm tra tất cả các số trong phạm vi 1.000.000, tổng cộng tìm được 42 cặp số thân thiết. Hiện nay, số lượng cặp số thân thiết được tìm thấy đã vượt quá con số 1000. Thế nhưng liệu có phải số thân thiết là nhiều vô hạn? Chúng phân bố có quy luật không? Những vấn đề này tới nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Yêu cầu:
Hãy viết chương trình kiểm tra 2 số a và b có là cặp số thân thiết không( với a và b nhập từ bàn phím)
ví dụ: 220 và 284 hoặc 1184 và 1210 là các cặp số thân thiết

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Bài tập Pascal 8


1/ Viết chương trình tính tổng các số chẵn nhỏ hơn hoặc bằng N. Với N là số nguyên dương nhập từ bàn phím
 ví dụ:
 n=7
tong cac so chan nho hon hoac bang n la:12
2/Viết chương trình tính tổng các ước của n.Với N là số nguyên dương nhập từ bàn phím
 ví dụ:
 n=6
tong cac uoc cua n la:12
3/ Viết chương trình nhập vào số nguyên N. thông báo ra màn hình N có là số nguyên tố không?
ví dụ 1:
N=8
N khong la so nguyen to
ví dụ 2:
N=7
N la so nguyen to


Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Bài tập Pascal 7

2/ Nhập từ bàn phím 3 số nguyên dương a, b, c. Hỏi 3 số đó có thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của một tam giác hay không? Nếu thỏa đưa ra thông báo đó là tam giác gì (vuông, cân, đều, thường).
ví dụ 1:
a=3
b=4
c=5
Thỏa mã là độ dài 3 cạnh tam giác vuông
ví dụ 2:
a=9
b=9
c=9
Thỏa mã là độ dài 3 cạnh tam giác đều
ví dụ 3:
a=9
b=5
c=20
Không thỏa mã là độ dài 3 cạnh tam giác

3/ Nhập vào hai số nguyên dương là tháng và năm dương lịch. thông báo tháng của năm vừa nhập có bao nhiêu ngày
ví dụ 1:
tháng=3
năm=2000 
thông báo: tháng 3 năm 2000 có 31 ngày
ví dụ 2:
tháng=2
năm=2000 
thông báo: tháng 2 năm 2000 có 29 ngày
ví dụ 3:
tháng=2
năm=2001
thông báo: tháng 2 năm 2001 có 28 ngày

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Bài tập excel 2

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Bài tập Excel 1

Các em nhấn vào đây để tải về các bài tập

Lý thuyết Excel 1

1/ Hàm lấy phần nguyên
Hàm INT lấy phần nguyên của một số (hay một phép toán nhân chia).
Cú pháp
=INT(number)
Trong đó:
- number: số thực, hoặc một phép toán nhân chia mà lấy số nguyên
Ví dụ
=int(7.3)=7
=int(7/3)=2
2/Hàm lấy phần dư
Hàm MOD là hàm chia trả về kết quả là số dư của phép chia.

Cú pháp

=MOD(number,divisor)
Trong đó:
- number: số muốn tìm số dư (số bị chia), bắt buộc.
- divisor: số chia, bắt buộc.

Ghi chú

- Kết quả cùng dấu với số chia, không quan tâm đến dấu của số bị chia.
- Nếu số chia là 0, thì hàm MOD trả về giá trị lỗi.
Ví dụ:
=mod(7,2)=1
Ngoài ra còn có các hàm như:
- Hàm QUOTIENT: chia lấy số nguyên.
3/ Hàm làm tròn

Hàm Round trong Excel dùng để làm tròn 1 số tới 1 số chữ số xác định. Các em có thể chỉ định số chữ số cần làm tròn.

Cú pháp

=ROUND(number, num_digits)
Trong đó:
number: là số các em muốn làm tròn.
num_digits: là số chữ số các em muốn làm tròn.
Ghi chú:
- Nếu num_digits > 0 thì số được làm tròn tới số vị trí thập phân được chỉ định. Ví dụ: ROUND(23.23434,2) = 23.23
- Nếu num_digits = 0 thì số được làm tròn tới số nguyên gần nhất. Ví dụ: ROUND(23.23434,0) = 23
- Nếu num_digits < 0 thì số được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Ví dụ: ROUND(23.23434, -1) = 20
Ngoài ra còn có các hàm như:
ROUNDUP: luôn làm tròn lên.
ROUNDDOWN: luôn làm tròn xuống.

4/ Hàm lấy kí tự bên trái chuỗi

Hàm LEFT() dùng để trích xuất phần ký tự bên trái của một chuỗi sau đó trả về một hoặc nhiều

Cú pháp

=LEFT(text, num_chars)
Trong đó:
- text: chuỗi văn bản mà các em muốn trích xuất ký tự trong đó.
- num_chars: số ký tự mà các em muốn hàm LEFT() trích xuất.
- num_bytes: số byte mà các em muốn hàm LEFTB() trích xuất.

Ghi chú

- Nếu num_chars được bỏ qua thì hàm LEFT() sẽ mặc định là 1.
- num_chars phải lớn hơn hoặc bằng không (số nguyên dương).
- Nếu num_chars lớn hơn độ dài của text thì hàm LEFT() sẽ trả về cả chuỗi văn bản.

Ví dụ

Trích xuất 2 ký tự đầu tiên trong chuỗi "hoc sinh gioi"
Các em có thể nhập trực tiếp chuỗi vào công thức hàm:
=Left("hoc sinh gioi",2)
=ho
5/ Hàm lấy kí tự bên phải chuỗi
Hàm RIGHT() trả về kết quả là một hoặc nhiều ký tự cuối cùng trong chuỗi văn bản dựa vào số lượng ký tự mà các bạn đưa ra. Hàm RIGHT() luôn đến mỗi ký tự là 1 dù là byte đơn hay byte kép hay ngôn ngữ mặc định là gì.

Cú pháp

=RIGHT(text,[num_chars])
Trong đó:
- text: là chuỗi văn bản các em muốn trích xuất các ký tự.
- num_chars: số lượng ký tự mà các em muốn hàm RIGHT() trích xuất.
- num_bytes: số lượng byte mà các em muốn hàm RIGHTB() trích xuất.

Ghi chú

- Nếu num_chars được bỏ qua thì mặc định của nó là 1.
- Num_chars luôn phải lớn hơn hoặc bằng 0.
- Nếu num_chars lớn hơn độ dài của chuỗi văn bản thì hàm sẽ trả về toàn bộ chuỗi văn bản.

Ví dụ

Trích xuất 3 ký tự cuối trong chuỗi "hoc sinh gioi"
Các bạn có thể nhập trực tiếp chuỗi vào công thức hàm:
=Right("hoc sinh gioi",3)
=ioi
6/ Hàm tìm kiếm giá trị thực hiện trên các cột.
- Hàm VLOOKUP là hàm tìm kiếm giá trị theo điều kiện, việc tìm kiếm thực hiện trên các cột.
- Cú pháp hàm VLOOKUP:
VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Trong đó:
+ lookup_value: Giá trị muốn tìm kiếm, là tham số bắt buộc.
+ table_array: Vùng dữ liệu muốn tìm kiếm giá trị, là tham số bắt buộc.
+ col_index_num: Cột chứa giá trị cần tìm, là tham số bắt buộc.
+ range_lookup: Kiểu tìm kiếm, range_lookup =1 tương đương giá trị True -> tìm kiếm tương đối, range_lookup =0 tìm kiếm tuyệt đối tương đương giá trị false.






Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Bài tập Pascal 6


1/Viết chương trình nhập từ bàn phím điểm trung bình môn của bạn Tý. Thông báo ra màn hình bạn Tý là học sinh gì?
Giả sử cách xếp loại học sinh như sau:
Xếp loại
Yêu cầu điểm trung bình các môn học (TBM)
Kém
TBM<3.5
Yếu
3.5<=TBM<5
Trung bình
5<=TBM<6.5
Khá
6.5<=TBM<8
Giỏi
TBM>=8
2/ Viết chương trình nhập từ bàn phím 4 số nguyên. Thông báo ra màn hình giá trị lớn nhất của 4 số trên
ví dụ
sô 1= 30
số 2= 8
số 3=79
số 4= 10
giá trị lớn nhất là 79
3/Viết chương trình nhập từ bàn phím1 số nguyên dương không lớn hơn 10000. Thông báo ra màn hình số đó có bao nhiêu chữ số
ví dụ
nhập số là 2339 thì số này có 4 chữ số
4/Viết chương trình nhập từ bàn phím1 số nguyên dương không lớn hơn 10000. Thông báo ra màn hình chữ số lớn nhất của nó là số nào?
ví dụ
nhập số là 2804 thì chữ số lớn nhất của số này là 8

Bài tập Pascal 5



Bài 1:
Viết chương trình tính tiền điện: biết rằng chỉ số mới và cũ được nhập từ bàn phím
Và biết rằng giá điện được tính như sau:
Số Kw tiêu thụ
Đơn giá
(đồng)/Kw
Từ 100 Kw trở xuống
550
Từ 101è150
1100
Từ 151è200
1600
Trên 200
2300

Yêu cầu: Tính và in ra số tiền phải trả
Ví dụ:
Th1:
Chi số cũ =40
Chỉ số mới =90
Số tiền phải trả: 27500
Th2:
Chỉ số cũ =40
Chỉ số mới =150
Số tiền phải trả: 66000

Giải thích th2: dùng hết 110KW do đó 100 KW đầu trả với giá 550, 10 KW sau trả với giá 1100
Bài 2:
Phú Ông cho Bờm một số que gỗ và đố Bờm chọn được 3 que để xếp thành một hình tam giác. Bờm chỉ biết độ dài 3 que gỗ mình sẽ lấy chứ không được xếp thử trước.
Yêu cầu: Nhập độ dài 3 que gỗ từ bàn phím hãy giúp Bờm kiểm tra xem 3 que gỗ vừa nhập có xếp được thành tam giác hay không?

Ví dụ:
vd1: độ dài 3 que gỗ lần lượt là 3, 4, 5 thì thông báo xếp được
vd2: độ dài 3 que gỗ lần lượt là 3, 4, 9 thì thông báo không xếp được
Bài 3: (*)
Mặt của đồng hồ điện tử thể hiện 3 số tương ứng giờ (h), phút (p) và giây  (s) của thời điểm hiện tại. Cứ sau mỗi giây giá trị của bộ ba số h, p và s này sẽ thay đổi thành 3 số h1, p1 và s1 tương ứng với thời điểm mới

Yêu cầu: nhập ba số h, p và s từ bàn phím hãy tìm  và in ra màn hình 3 số h1, p1 và s1.






Ví dụ: ba số h, p, s lần lượt là 12, 16, 26 tương ứng với 12 giờ 16 phút và 26 giây. sau thời gian 1 giây thì 3 số h1, p1, s1 sẽ là 12, 16, 27
Một số ví dụ khác

H
P
S
H1
P1
S1
5
30
59
5
31
0
5
59
59
6
0
0


Bài 4: Tuổi của mẹ hiện nay là a và tuổi của con là b. Em hãy viết chương trình kiểm tra xem tuổi của mẹ có gấp đôi tuổi con không ? Nếu đúng thì thông báo ‘ hien nay tuoi me gap doi tuoi con’, trong trường hợp ngược lại hãy tính số năm c mà trước đó hoặc sau đó tuổi mẹ gấp đôi tuổi con và đưa ra thông báo : ‘truoc day c nam tuoi me gap doi tuoi con’ hoặc ‘sau c nam nua tuoi me gap doi tuoi con’. Với a, b nhập từ bàn phím (a>b+18)

Ví dụ:

a
b
Kết quả
48
24
hien nay tuoi me gap doi tuoi con
23
3
sau 17 nam nua tuoi me gap doi tuoi con
70
40
truoc day 10 nam tuoi me gap doi tuoi con