1/ Hàm lấy phần nguyên
Hàm INT lấy phần nguyên của một số (hay một
phép toán nhân chia).
Cú pháp
=INT(number)
Trong đó:
- number: số thực, hoặc một phép toán nhân chia mà lấy số
nguyên
Ví dụ
=int(7.3)=7
=int(7/3)=2
2/Hàm lấy phần dư
Hàm MOD
là hàm chia trả về kết quả là số dư của phép chia.
Cú pháp
=MOD(number,divisor)
Trong đó:
- number: số muốn tìm số dư (số bị chia), bắt
buộc.
- divisor: số chia, bắt buộc.
Ghi chú
- Kết
quả cùng dấu với số chia, không quan tâm đến dấu của số bị chia.
- Nếu
số chia là 0, thì hàm MOD trả về giá trị lỗi.
Ví dụ:
=mod(7,2)=1
Ngoài ra còn có các hàm như:
- Hàm QUOTIENT: chia lấy số nguyên.
3/ Hàm làm tròn
Hàm Round trong Excel dùng để làm tròn 1 số tới 1 số chữ số xác định. Các em có thể chỉ định số chữ số cần làm tròn.
Cú pháp
=ROUND(number,
num_digits)
Trong
đó:
number: là số
các em muốn làm tròn.
num_digits: là số
chữ số các em muốn làm tròn.
Ghi
chú:
- Nếu
num_digits > 0 thì số được làm tròn tới số vị trí thập phân được chỉ định.
Ví dụ: ROUND(23.23434,2) = 23.23
- Nếu
num_digits = 0 thì số được làm tròn tới số nguyên gần nhất. Ví dụ:
ROUND(23.23434,0) = 23
- Nếu
num_digits < 0 thì số được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Ví dụ:
ROUND(23.23434, -1) = 20
Ngoài ra còn có các hàm như:
ROUNDUP:
luôn làm tròn lên.
ROUNDDOWN:
luôn làm tròn xuống.
4/ Hàm lấy kí tự bên trái chuỗi
Hàm
LEFT() dùng để trích xuất phần ký tự bên trái của một chuỗi sau đó trả về một
hoặc nhiều
Cú pháp
=LEFT(text,
num_chars)
Trong
đó:
- text: chuỗi
văn bản mà các em muốn trích xuất ký tự trong đó.
- num_chars: số ký
tự mà các em muốn hàm LEFT() trích xuất.
- num_bytes: số byte
mà các em muốn hàm LEFTB() trích xuất.
Ghi chú
- Nếu
num_chars được bỏ qua thì hàm LEFT() sẽ mặc định là 1.
-
num_chars phải lớn hơn hoặc bằng không (số nguyên dương).
- Nếu
num_chars lớn hơn độ dài của text thì hàm LEFT() sẽ trả về cả chuỗi văn bản.
Ví dụ
Trích
xuất 2 ký tự đầu tiên trong chuỗi "hoc sinh gioi"
Các em có thể nhập trực tiếp chuỗi vào công thức hàm:
=Left("hoc sinh gioi",2)
=ho
5/ Hàm lấy kí tự bên
phải chuỗi
Hàm
RIGHT() trả về kết quả là một hoặc nhiều ký tự cuối cùng trong chuỗi văn bản
dựa vào số lượng ký tự mà các bạn đưa ra. Hàm RIGHT() luôn đến mỗi ký tự là 1
dù là byte đơn hay byte kép hay ngôn ngữ mặc định là gì.
Cú pháp
=RIGHT(text,[num_chars])
Trong
đó:
- text: là
chuỗi văn bản các em muốn trích xuất các ký tự.
- num_chars: số
lượng ký tự mà các em muốn hàm RIGHT() trích xuất.
- num_bytes: số
lượng byte mà các em muốn hàm RIGHTB() trích xuất.
Ghi chú
- Nếu
num_chars được bỏ qua thì mặc định của nó là 1.
-
Num_chars luôn phải lớn hơn hoặc bằng 0.
- Nếu
num_chars lớn hơn độ dài của chuỗi văn bản thì hàm sẽ trả về toàn bộ chuỗi văn
bản.
Ví dụ
Trích
xuất 3 ký tự cuối trong chuỗi "hoc sinh gioi"
Các bạn
có thể nhập trực tiếp chuỗi vào công thức hàm:
=Right("hoc
sinh gioi",3)
=ioi
6/ Hàm tìm kiếm giá trị thực hiện trên các
cột.
- Hàm
VLOOKUP là hàm tìm kiếm giá trị theo điều kiện, việc tìm kiếm thực hiện trên
các cột.
- Cú
pháp hàm VLOOKUP:
VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Trong
đó:
+
lookup_value: Giá trị
muốn tìm kiếm, là tham số bắt buộc.
+
table_array: Vùng dữ
liệu muốn tìm kiếm giá trị, là tham số bắt buộc.
+
col_index_num: Cột
chứa giá trị cần tìm, là tham số bắt buộc.
+
range_lookup: Kiểu
tìm kiếm, range_lookup =1 tương đương giá trị True ->
tìm kiếm tương đối, range_lookup
=0 tìm
kiếm tuyệt đối tương đương giá trị false.
Dài thế...
Trả lờiXóa