This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Bài tập xâu 2

 Bài 1:

Một mật khẩu được coi là an toàn nếu nó đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

-Độ dài mật khẩu ít nhất 8 ký tự;

-Mật khẩu chứa ít nhất một ký tự in hoa

-Mật khẩu chứa ít nhất một ký tự thường

-Mật khẩu chứa ít nhất một chữ số.

-Mật khẩu chứa ít nhất một kí tự đặc biệt (!; @; #;$;&)

Bạn được cấp một mật khẩu. Hãy cho biết mật khẩu đó có an toàn không?

Input: Dòng đầu tiên chứa một chuỗi ký tự không trống (tối đa 100 ký tự).

Output: In Yes nếu mật khẩu an toàn, in No nếu ngược lại

input

output

Hai@12

No

Haiphong@12

Yes

Bài 2: Tý đã nháy vào một liên kết lạ trong thư gửi đến tài khoản Email của cậu ấy. Ngay lập tức toàn bộ các file văn bản trong máy tính của Tý đều chỉ có duy nhất một nội dung "Covid 19”. Tý biết ngay rằng mình đã bị nhiễm loại virus mã hóa thông tin. Ngày hôm sau Tý nhận được từ kẻ tấn công một file văn bản kỳ lạ gồm 11 dòng có nội dung như sau:

-Dòng 1 chứa một mã nhị phân có độ dài 80 ký tự.

-10 dòng tiếp theo mỗi dòng chứa một mã nhị phân khác nhau có độ dài 10 ký tự.

Chú ý: Các mã nhị phân chỉ gồm số 0 và 1

Sau một tuần nghiên cứu Tý đã phát hiện ra rằng mã nhị phân ở dòng 1 thực sự là mật mã để khôi phục dữ liệu về ban đầu. Mỗi nhóm 10 ký tự tương ứng với các số từ 0 đến 9. Như vậy mật mã khôi phục dữ liệu gồm 8 chữ số ở hệ thập phân. Hãy giúp Tý tìm mật mã.

Input: Gồm 11 dòng.

-Dòng đầu tiên chứa mã nhị phân có độ dài 80 ký tự

-10 dòng tiếp theo mỗi dòng chứa các mã nhị khác nhau có độ dài 10 ký tự

Output: In một dòng chứa 8 ký tự là mật mã cần tìm.

input

output

01001100100101100000010110001001011001000101100110010110100001011010100101101100
0100110000
0100110010
0101100000
0101100010
0101100100
0101100110
0101101000
0101101010
0101101100
0101101110

12345678

Bài 3:

Cho một xâu chỉ bao gồm:

-chữ cái viết hoa và viết thường tiếng Anh

-ký hiệu gạch dưới (chúng được sử dụng làm dấu phân cách giữa các từ)

-dấu ngoặc đơn (cả mở và đóng).

Đảm bảo rằng mỗi dấu ngoặc mở có một dấu ngoặc đóng tiếp theo. Tương tự, mỗi dấu ngoặc đóng có một dấu ngoặc mở trước phù hợp với nó. Không có cặp ngoặc đơn lồng vào nhau.

Yêu cầu:

-Tìm độ dài của từ dài nhất bên ngoài dấu ngoặc đơn (in số 0 nếu không có từ nào bên ngoài dấu ngoặc đơn)

-Số lượng từ bên trong dấu ngoặc đơn (in ra số 0, nếu không có từ nào bên trong dấu ngoặc đơn).

Input: Gồm một dòng

-ghi một xâu có độ dài không quá 1000 kí tự

Output: Gồm hai dòng

-Dòng 1: In ra độ dài của từ dài nhất bên ngoài dấu ngoặc đơn (in số 0, nếu không có từ nào bên ngoài dấu ngoặc đơn).

-Dòng 2: In ra số lượng từ bên trong dấu ngoặc đơn (in ra số 0, nếu không có từ nào bên trong dấu ngoặc đơn).

input

output

_Chuc_mung_nam_moi_2021_(Tan_Suu)_hanh_phuc

4

2

rqq*or*uwe**

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Bài tập nhập môn chủ đề xâu kí tự

Bài 1: Cho xâu A gồm n kí tự chỉ chứa kí tự in hoa là A hoặc B. Hãy viết chương trình thực hiện yêu cầu sau:

-Nếu số kí tự A nhiều hơn số kí tự B thì in A

-Nếu số kí tự A ít hơn số kí tự B thì in B

-Nếu số kí tự A bằng số kí tự B thì in AB

input

output

Giải thích

AAAABA

A

 

ABAABB

AB

 

ABABBBA

B

 

Bài 2: Cho xâu A gồm các kí tự tiếng Anh viết thường hoặc viết hoa. Hãy viết chương trình thực hiện yêu cầu sau:

Nếu số kí tự thường ≥ số kí tự in hoa thì chuyển toàn bộ xâu A thành chữ thường ngược lại chuyển toàn bộ xâu A thành chữ in hoa

 Input: gồm một dòng ghi một xâu không quá 100 kí tự

Output: xâu A sau khi đã chuyển

 

input

output

Giải thích

NgoQUyen

ngoquyen

 

AbCd

abcd

 

ABCd

ABCD

 

 

 

Bài 3: Cho 2 xâu A và B có độ dài bằng nhau. Mỗi xâu gồm các kí tự tiếng Anh viết hoa hoặc viết thường. Hãy viết chương trình so sánh hai xâu về mặt từ vựng theo từ điển
Input: gồm hai dòng. Mỗi dòng ghi một xâu không quá 100 kí tự

Output: Ghi 1 nếu xâu A lớn hơn xâu B, ghi -1 nếu xâu A nhỏ hơn xâu B, ghi 0 nếu hai xâu bằng nhau

Chú ý: Cùng một kí tự tiếng Anh thì không phân biệt chữ hoa và chữ thường (A giống a)

 

input

output

aaaa
aaaA

0

abs
Abz

-1

abcdefg
AbCdEfF

1

Bài 4. Bờm rất thích số 9. Bờm gọi một số là đẹp nếu đúng hơn một nửa chữ số trong số đó là 9. Ví dụ: 99988, 9899 là các số đẹp, và 8979, 97779 thì không. Bờm có thể xóa một số chữ số khỏi số ban đầu để được số đẹp. Bờm muốn số chữ số bị xóa là ít nhất. Hãy viết chương trình cho biết số lượng chữ số tối thiểu cần xóa để số ban đầu thành số đẹp

Input: một dòng chứa một số nguyên dương (tối đa 50 chữ số).  Trong đó có ít nhất một chữ số 9

Output: In một số nguyên duy nhất số kí tự tối thiểu cần xóa Qqry*

input

output

979998

0

8988889

4

 

Bài 5: Cho xâu A gồm các kí tự tiếng Anh viết thường. Hãy viết chương trình cho biết trong xâu A có bao nhiêu kí tự khác nhau

Input: gồm một dòng ghi một xâu không quá 100 kí tự

Output: số lượng kí tự khác nhau

 

input

output

Giải thích

wjmzbmr

6

w, j, m, z, b, r

 

Bài 6: Cho xâu S gồm cả chữ cái tiếng Anh và các chữ số. Hãy viết chương trình tính tổng các số trong xâu

Input: Một xâu s dài không quá 255 kí tự

Output: Tổng các số trong xâu

input

output

Giải thích

A12b8t9B71

28

1+2+8+9+7+1=28

 

Bài 7: Cho xâu S gồm cả chữ cái tiếng Anh và các chữ số. Hãy viết chương trình tính tổng các số trong xâu

Input: Một xâu s dài không quá 255 kí tự

Output: Tổng các số trong xâu

input

output

Giải thích

A12b8t9B71

100

12+8+9+71=100

 

 

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Xâu kí tự trong Pascal

 

Xâu ký tự (String) trong Pascal

-xâu ký tự được định nghĩa bằng từ khóa STRING. Xâu ký tự là dữ liệu bao gồm một dãy các ký tự trong bảng mã ASSCII.

Cách khai báo:

Var ten_xau: STRING[độ dài của xâu];

hoặc Var ten_xau:string;

ví dụ:

var hoten:string[20];

var hoten:string;

Xâu ký tự trong bộ nhớ nó chiếm số byte bằng số ký tự cực đại được khai báo cộng với byte đầu tiên chứa số ký tự hiện có của xâu. Độ dài tối đa của xâu ký tự là 255.

- Cách nhập/xuất: Cách nhập hay xuất kiểu STRING cũng tương tự như các kiểu dữ liệu khác, ta sử dụng các thủ tục READ, READLN, hoặc WRITE, WRITELN

Ví dụ:

Readln(hoten);

Writeln(hoten);

-Giá trị gán cho biến kiểu xâu phải được để trong cặp nháy đơn

Ví dụ

a:=’THCS NQ’;

-Gán giá trị các biến kiểu xâu cho nhau tương tự biến kiểu khác

Ví dụ:

a1:=’Ngo’; a2:=’Quyen’; a1:=a2; ==> a1 sẽ là Quyen

- Truy cập từng phần tử của xâu ký tự: truy cập tương tự mảng 1 chiều: thông qua tên biến kiểu STRING và chỉ số của nó

Ví dụ:

a:= 'Truong THCS Ngo Quyen';

write(a[6]);

-> Kết quả: cho ra chữ g.

write(a[8]);

-> Kết quả: cho ra chữ T.

Các thao tác trên xâu ký tự:

1/ Phép cộng xâu:

Ví dụ:

a1:=’Ngo’; a2:=’Quyen’; a=a1 + a2;

-> kết quả a=NgoQuyen

2/ Phép so sánh:

Hai xâu ký tự có thể so sánh với nhau bằng các phép so sánh =, >, <…

Nguyên tắc so sánh thực hiện như sau, chúng sẽ đem từng ký tự tương ứng với nhau để so sánh, xâu nào có ký tự có số thứ tự trong bảng mã ASCII lớn hơn thì xâu đó lớn hơn (kí tự a sẽ nhỏ hơn kí tự b , a sẽ lớn hơn A)

Hai xâu ký tự được gọi là bằng nhau khi chúng hoàn toàn giống nhau (có độ dài như nhau).

Ví dụ: ‘abc’ = ‘abc’;

 3/ Các thủ tục và hàm chuẩn xử lý xâu ký tự

a. Hàm length(s): cho độ dài thực của xâu ký tự s. Tính tất cả các kí tự, kể cả các kí tự ở đầu, giữa xâu s

ví dụ: s:=’Ngo Quyen’ thì LENGTH(s) cho bằng 9.

b/ Thủ tục DELETE(s,i, n): xóa n ký tự trong xâu s kể từ vị trí i

Ví dụ: s= ‘nam hoc moi’

Delete(s,5,4) lúc đó st cho ra là ‘nam moi’

c/ Thủ tục INSERT(s1, s, i): Thủ tục cho kết quả bằng cách chèn xâu s1 vào xâu s tại vị trí i, những ký tự đứng sau i sẽ được dời về phía sau của xâu ký tự s1.

Ví dụ: s1:=’abc’;

s:=’xyzmn’;

INSERT(s1,s,2) lúc đó s=’xabcyzmn’;

d/ Thủ tục STR(value, s): Thủ tục này thực hiện việc chuyển đối giá trị kiểu số (value) sang dạng xâu ký tự và gán cho biến t.

Ví dụ: x là một số nguyên có giá trị: x:=68;

STR(x,s) sẽ cho kết quả xâu st là: s=’68’;

e/ Thủ tục VAL(st, value,code) đối một xâu ký tự st sang dạng số và gán cho biến value, nếu biến đối thành công thì code sẽ nhận giá trị bằng 0. ngược lại thì cho giá trị khác không

Ví dụ: VAL(‘123’,value, code) lúc này code sẽ nhận giá trị bằng 0 và value=123

f/ Hàm COPY(s, i, n): sao chép trong xâu s, n ký tự tại vị trí i,

Ví dụ: st=’THCS Ngo Quyen’

COPY(st,3,2) = ‘CS’;

g/ Hàm CONCAT(s1,s2,…,sn): hàm cho ra 1 xâu mới bằng cách nối đuôi các xâu s1,s2,…,sn lại với nhau.

Ví dụ: CONCAT(‘THCS’,’Ngo‘, ‘Quyen’) = ‘THCSNgoQuyen’;

h/ Hàm POS(st1,st2): hàm cho ta vị trí tìm thấy đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.

Ví dụ: POS(‘bc’,‘axbcmnabc’) = 3;

j/ Hàm UPCASE(s)--> Đổi toàn bộ xâu s thành In hoa

ví dụ

s=’abcD’; upcase(s)=> S=’ABCD’

k/ Hàm Ord(ch): Cho mã của ký tự ch trong bảng mã ASCII

Ví dụ: ch:='a'; n:= Ord(ch) ==> n= 97  (kí tự a có mã là 97 trong bảng mã ASCII)

l/  Hàm Chr(n): Cho ký tự có mã là n trong bảng mã ASCII

ví dụ: n:=97; x:=Chr(n); ==>x='a'  (kí tự có mã 97 trong bảng mã ASCII là a)

Chú ý:

a có mã là 97, A có mã là 65 cách nhau 32 đơn vị

z/ hàm Lowercase(s)==>đổi toàn bộ xâu s thành chữ thường

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021

Bài tập Excel mới