Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Bài tập nhập xuất file 2

Bài 1:
Cho số nguyên dương x. Hãy phân tích x thành tích các thừa số nguyên tố
input: phantich.inp gồm 1 dòng chứa số nguyên x (0<x<1000000)
output: phantich.out là kết quả phân tích x thành tích các thừa số nguyên tố. Xem ví dụ để biết rõ cách in
ví dụ:


Input
output
12
2*2*3
7
7

Bài 2:

Cho số nguyên dương x. Hãy phân tích x thành tích các thừa số nguyên tố
input: phantich2.inp gồm:
-dòng đầu chứa số nguyên dương n (0<n<=1000)
-n dòng sau mỗi dòng chứa số nguyên x (0<x<1000000)
output: phantich2.out là kết quả phân tích n số nguyên x thành tích các thừa số nguyên tố. Mỗi số phân tích trên một dòng. Xem ví dụ để biết rõ cách in
Input
output
3
12
7
9
2*2*3
7
3*3


Bài 3: 
Cho dãy n số nguyên. Hãy viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
1. tìm giá trị lớn nhất (max) và giá trị nhỏ nhất (min) của dãy số trên
2. in ra những số trong phạm vi min và max không xuất hiện trong dãy
input: day.inp gồm
-dòng đầu: số nguyên dương n (0<n<10000)
-dòng sau là n số nguyên trong dãy. Mỗi số không vượt quá 1000000 và các số cách nhau bằng 1 kí tự trắng
output: day.out gồm
-dòng đầu: in 2 số lần lượt là min và max
-dòng sau: các số nguyên trong phạm vi min và max không xuất hiện trong dãy
ví dụ:
Input
output
4
8 4 3 10
3 10
5 6 7 9
Bài 4:
Cho hai số nguyên m và n. hãy in ra hình chữ nhật có cạnh là m và n
input: file chunhat.inp Hai số nguyên m và n (0<m,n<20)
output: file chunhat.out in ra hình chữ nhật toàn dấu * có cạnh là m và n. Xem ví dụ để biết cách in
ví dụ:
Input
output
3 8
********
********
********
Bài 5:
Tính diện tích phần được tô màu của hình bên dưới
input: dientich.inp số nguyên a là độ dài cạnh hình vuông (0<a<200)
output: dientich.out ghi diện tích phần tô màu (làm tròn lấy 2 số thập phân, lấy Pi=3.14)
ví dụ:
Input
output
20
86.00
Bài 6: Số n là số đẹp nếu trong các chữ số của n chữ số đứng sau không được bé hơn số đứng trước.
Ví dụ: 123, 226 là những số đẹp; các số 86, 16868 không là số đẹp
Viết chương trình kiểm tra n có là số đẹp hay không?
input: sodep.inp gồm một dòng ghi số nguyên n (0<n<100000000)
output: sodep.out ghi Yes nếu n là số đẹp ngược lại ghi No

Input
output
20
No


Bài 7: Cho số nguyên n. Hãy thông báo có thể phân tích n thành tổng của 2 số nguyên tố khác nhau được không?
input: tongngto.inp gồm một dòng ghi số nguyên n (0<n<10000)
output: tongngto.inp  gồm
-dòng đầu: ghi Yes nếu n phân tích được ngược lại ghi No
-dòng sau: nếu phân tích được lần lượt ghi hai số nguyên tố là kết quả phân tích số n. Ghi số bé trước, số lớn sau
ví dụ:

Input
output
7
Yes
2 5
11
No

Bài 8: Cho dãy n số nguyên. Tìm giá trị lớn thứ 2 trong dãy

input: day.inp gồm
-dòng đầu: số nguyên dương n (0<n<10000)
-dòng sau là n số nguyên trong dãy. Mỗi số có giá trị tuyệt đối không vượt quá 1000000 và các số cách nhau bằng 1 kí tự trắng
output: day.out ghi giá trị lớn thứ 2

ví dụ:
Input
output
4
8 4 3 10
8
Bài 9: Nam đã làm được một chuỗi đá gồm N viên đá từ những viên đá màu mà cậu sưu tập được. Các viên đá của Nam có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Theo Nam, một chuỗi đá đẹp sẽ có đủ 3 màu xanh, đỏ, vàng và số lượng các viên đá mỗi màu bằng nhau. Bạn hãy giúp Nam kiểm tra chuỗi đá của cậu ấy có là chuỗi đá đẹp hay không nhé!
Input: dadep.inp Gồm “
-dòng đầu ghi số nguyên N (0<N<=5000)
-dòng sau: ghi N kí tự, mỗi kí tự cách nhau 1 kí tự trắng. Các kí tự của là ‘G’,’R’ hoặc ‘Y’ tương ứng với các viên đá màu xanh, đỏ hoặc vàng.
Output: dadep.out Nếu chuỗi đá là một chuỗi đá đẹp, ghi ra ‘YES’. Nếu không ghi ra ‘NO’

Input
Output
6
Y R G G Y R
YES
4
Y Y G G
NO
5
Y Y G G R
NO


Bài 10: Nam đã làm được một chuỗi đá từ những viên đá màu mà cậu sưu tập được. Các viên đá của Nam có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Theo Nam, một chuỗi đá đẹp sẽ có đủ 3 màu xanh, đỏ, vàng và số lượng các viên đá mỗi màu bằng nhau. Bạn hãy giúp Nam kiểm tra chuỗi đá của cậu ấy có là chuỗi đá đẹp hay không nhé!
Input: dadep.inp Gồm một dòng duy nhất ghi một xâu độ dài không quá 5000 biểu diễn chuỗi đá. Các kí tự của xâu là ‘G’,’R’ hoặc ‘Y’ tương ứng với các viên đá màu xanh, đỏ hoặc vàng.
Output: dadep.out Nếu chuỗi đá là một chuỗi đá đẹp, ghi ra ‘YES’. Nếu không ghi ra ‘NO’

Input
Output
YRGGYR
YES
YYGG
NO
YYGGR
NO

code tham khảo

chú ý: Xâu lớn >255 kí tự dùng kiểu ansistring
Bài 11: Lúc 7 giờ hai ô tô cùng xuất phát từ ngã tư Sông Ray và ngã ba Dầu Giây cách nhau a km, chúng chuyển động thẳng đều và đi cùng chiều nhau. Xe thứ nhất đi từ ngã tư Sông Ray với vận tốc x km/h xe thứ hai khởi hành từ ngã ba Dầu Giây với vận tốc y km/h.
Yêu cầu: Viết chương trình tính
a. Tính khoảng cách của hai xe sau khi chúng khởi hành được  t giờ.
b. Sau khi đi được t giờ xe thứ nhất bắt đầu tăng tốc và đạt vận tốc z km/h. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp nhau cách ngã ba Dầu Giây bao nhiêu kilômét ?
Input (vatly.inp): gồm 1 dòng ghi lần lượt 5 số a, x, y, z, t. Mỗi số cách nhau một khoảng trắng. (0<x, y, z <=60, x<z, 0<a<150, 0<t<10)
Output (vatly.out): Gồm 3 dòng
-dòng 1: ghi khoảng cách của hai xe sau khi chúng khởi hành được  t giờ.
-dòng 2: ghi thời điểm hai xe gặp nhau
-dòng 3: ghi khoảng cách giữa nơi gặp nhau với ngã ba Xuân Mỹ
(Các kết quả làm tròn lấy 1 số thập phân)

input
output
100 30 40 60 2

120.0
15.0
240.0


Bài 12: 
Trường THCS Thân Thương tổ chức ngoại khóa. Có N lớp tham dự, mỗi lớp cử tối đa 4 học sinh. Ban tổ chức cần bố trí một số bàn để học sinh ngồi. Với yêu cầu là một bàn ngồi tối đa 4 học sinh, học sinh cùng lớp phải ngồi cùng bàn. Em hãy giúp ban tổ chức bố trí số bàn tối thiểu cho N học sinh
Input: ngoaikhoa.inp gồm
-dòng đầu là số nguyên N (0<n<100)
-dòng sau ghi n số nguyên, số nguyên thứ i là số lượng học sinh tham gia của lớp thứ i. Mỗi số không vượt quá 4 và cách nhau 1 kí tự trắng
Output: in ra số bàn tối thiếu mà ban tổ chức cần bố trí
Ví dụ:
Input
Output
5
1 2 4 3 3
4
8
2 3 4 4 2 1 3 1
5
Bài 13:
Minh rất thích trò sưu tầm đồ cổ. Đầu tiên Minh có 1 món đồ cổ với 'độ tuổi' là 1 ngày. Trong n ngày tiếp theo, ngày thứ i, cậu ghi lại tuổi món đồ cổ nhất mà mình có, sau đó bổ sung thêm 1 đồ vật có độ tuổi là x ngày vào bộ sưu tập. Công việc tưởng đơn giản nhưng khi số lượng đồ cổ tăng lên và đặc biệt là sau mỗi ngày, mỗi món đồ đã có tăng lên 1. Viết chương trình xác định tuổi món đồ cổ nhất sau n ngày sưu tập.
Dữ liệu vào từ file doco.inp là:
-Dòng đầu ghi số n(n<=1000)
-N dòng tiếp theo, dòng thứ i ghi số x.
Kết quả ghi ra file doco.out.
input
output
2
3
1
4
4
1
1
2
2
5


0 nhận xét:

Đăng nhận xét